Nông nghiệp Kinh_tế_Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng. Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm.

Sau chiến tranh Đông Dương, nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, nhiều công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá, hàng chục vạn trâu bò bị giết... Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Trong năm 1954 và đầu năm 1955, Chính phủ và Quốc hội ra chỉ thị, chủ trương khôi phục kinh tế. Kế hoạch khôi phục kinh tế trong 3 năm (1955-1957) là phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế trước chiến tranh.

Số liệu thóc lúa 1958-1974 của VNDCCH[6][7]
NămThóc
(triệu tấn)
Thóc
(kg/người)
Năng suất ruộng
(100 kg thóc/ha)
19553,76278,515,6
19573,85270,517,6
19584,5830420,4
19595,1933522,9
19604,1826118,4
19614,3928118,4
19624,3925618,2
19634,1123217,4
19644,4324318,2
19654,5524019,0
19664,1321217,3
19674,2921419,6
19683,7117917,8
19693,9118418,2
19704,4620420,2
19714,1218419,9
19724,9221522,4
19734,4719021,4
19745,4922824,2
19754,7819421,2

Giai đoạn I

Nông nghiệp của Miền Bắc biến đổi qua ba giai đoạn bắt đầu với cuộc Cải cách ruộng đất thực hiện trong năm đợt trước khi chấm dứt năm 1956. Sự kiện này truất hữu 810.000 hécta ruộng đất, hơn 106.448 trâu và 148.565 căn nhà. Tổng số diện tích này được chia lại cho 2.104.108 hộ nông dân, bình quân mỗi hộ nông dân được phát gần 0,4 hécta đất. Tuy nhiên một hậu quả khắc nghiệt của cuộc Cải cách ruộng đất này là thành phần bị quy là địa chủ bị bắt giam hoặc xử bắn, con số lên đến hàng nghìn người, khiến chính phủ phải đứng ra nhận lỗi và tiến hành chiến dịch sửa sai. Ở nông thôn, giai cấp địa chủ bị xóa bỏ, ruộng đất hoàn toàn là công hữu.[8]

Giai đoạn II

Giai đoạn thứ nhì "tiến lên chủ nghĩa xã hội" của nông nghiệp bắt đầu năm 1958 sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết nghị đẩy mạnh phong trào hợp tác xã. Theo đó, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, cày bừa đều là sở hữu tập thể.[9]

Tính đến cuối năm 1960 thì hơn 85,8% nông dân đã vào hợp tác xã sơ cấp, vượt chỉ tiêu của Đảng. Trên giấy tờ thì việc gia nhập hợp tác xã là hoàn toàn "tự nguyện" nhưng việc thực hành có phần áp đặt.[10] Mười lăm năm sau, tức 1975 thì 93,1% nông dân ở Miền Bắc hoạt động kinh tế trong khuôn khổ hợp tác xã.[11] Nông dân được quyền giữ lại 5% diện tích canh tác trong phạm vi gia đình còn 95% xung vào đất của hợp tác xã.[12] Tuy nhiên diện tích 5% đó, có tên là "đất năm phần trăm"[13] cung cấp 30-40% lợi nhuận cho xã viên.[14] Mảnh đất tư canh 5% này sau chiếm 60-75% thu nhập của nông dân mặc dù phần đất này không được chính quyền hỗ trợ hay cung cấp vật liệu.[13]

Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%. Về các cây công nghiệp, hầu hết đều vượt mức năm 1939, riêng bông gấp 3 lần, lạc gấp 3,5 lần, đay gấp 1,5 lần. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (1939)[15].

Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành "quê hương 5 tấn" đầu tiên.[15].

Nguồn thu nhập của xã viên qua các thời kỳ[16]
NămHợp tác xãĐất 5% tư canhNguồn khác (nghề thủ công, chạy chợ)
1961-196540,39%51.30%8,32%
1966-197034,53%54,48%10,99%
1971-197535,45%52,40%12,15%

Giai đoạn 1960-1976, cho dù diện tích canh tác lớn rộng thêm nhưng năng suất nông nghiệp ở Miền Bắc giảm nhiều.[17] Với các đợt oanh tạc của Mỹ, từ khoảng năm 1964 nông nghiệp bước vào thời kỳ rất khó khăn. Chiến tranh ảnh hưởng không nhỏ trên tiềm năng sản xuất nông nghiệp, hàng vạn thanh niên nhập ngũ, gây ra một giảm sút lớn lực lượng lao động nông nghiệp. Thêm vào đó, để đối phó với nhu cầu tối khẩn của chiến tranh, chính phủ phải cắt giảm ngân sách dành cho nông nghiệp đến mức còn không đủ cho việc sửa chữa máy móc nông cụ để duy trì mức sản lượng đã đạt từ trước.[18] Quy ra từng đầu người thì số thóc giảm dần từ 335 kg/người (1959 thời điểm thực hiện hợp tác xã) xuống còn 254 kg/người[19] phần vì dân số gia tăng nhanh (từ 13,5 triệu năm 1955 lên 24,55 triệu năm 1975) trong khi mức sản xuất trì trệ.[6] Năm 1975, năm cuối cùng trước khi thống nhất với Miền Nam thì lượng thóc giảm còn 194 kg/người. Lương thực phải trông vào hoa màu phụ như ngô, sắnkhoai lang mới đủ.[19] Thời kỳ 1965-1975 Miền Bắc phải nhập khẩu 15% nhu cầu lương thực để bù khoản thiếu.[20]

Hợp tác xã lúc đầu ở cấp thôn với vài chục hộ, sau gom lại lớn hơn ở cấp gồm hàng trăm hộ, canh tác khoảng 100 hécta.[21] Thành viên hợp tác xã, gọi là "xã viên" đi làm được tính công điểm. Đến cuối hạn mùa gặt thì được chia khẩu phần và lợi nhuận theo số điểm. Hợp tác xã trở thành đơn vị sản xuất chính ở nông thôn. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, mô hình này bộc lộ nhiều yếu kém. Đơn vị kinh tế này không cung cấp được 50% thu nhập của xã viên. Nông dân lại trở thành người làm công cho hợp tác xã thay vì làm chủ.[1]

Về mặt lợi nhuận, nhà nước trưng thu một phần nông sản dưới dạng thuế nông nghiệp (thu bằng sản vật),[2] có thời ấn định thấp nhất là 5% và cao nhất là 45%,[22] năm 1959 đặt tối đa 25%.[23]

Tỉnh Vĩnh Phú năm 1966 đã cố gắng khai phá với hình thức khoán hộ, tục gọi là khoán chui để gia tăng sản xuất.[1] Theo đó thì hợp tác xã giao đất và dụng cụ lại cho nông dân canh tác riêng. Nhà nông sau khi thu hoạch sẽ góp lại một phần cho hợp tác xã. Phần thặng dư thì nông dân hưởng. Tuy nhiên phương thức này bị Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh lên án là trái với nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú là Kim Ngọc bị kỷ luật.[12]

Giai đoạn III

Ngoài hợp tác xã, nhà nước còn lập ra nông trường, một đơn vị do chính nhà nước quản lý. Diện tích nông trường lớn hơn hợp tác xã và chuyên canh tác các loại cây công nghiệp dùng xuất khẩu.[24] Nông trường dưới sự sở hữu của nhà nước thuộc mô hình của giai đoạn thứ ba khi sở hữu tập thể chuyển sang quốc hữu hóa.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa http://199.237.196.5/vungoctien/vungoctien0599-3.h... http://artsandscience.usask.ca/economics/skjournal... http://www.tienco.com/lich-su-ve-tien/290-lich-su-... http://www.osaarchivum.org/files/holdings/300/8/3/... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=489... http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Ong-tuong-va-... http://huc.edu.vn/vi/spct/id78/QUA-TRINH-XAC-LAP-V... http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/13... http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/nr040807104143/n... http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIII/1969/U...